Nếu được lên tầm người mẫu còn đỡ vất vả, còn nếu đơn thuần chỉ là PG thì cực nhọc trăm đường mà lương cũng chẳng được bao nhiêu.
Ở nơi thành thị như Hà Nội, không khó để có thể bắt gặp một cô PG (Promotion Girl) trên phố. Đó có thể là PG thuốc lá, PG cho một thương hiệu hoặc một chương trình nào đó… người chuyên nghiệp, kẻ nghiệp dư đủ cả, công việc chủ yếu của họ là đứng và tươi cười.
Bởi vậy, nhiều người đã nghĩ “làm nghề PG thật thích, chỉ cần có chút dáng dấp, nhan sắc là có thể kiếm được tiền, chẳng cần bằng cấp, học cao hiểu rộng… là con gái thích thật”.
Góc khuất
Nhưng có lẽ họ cũng không hiểu hết được những cái khó, cái khổ mà PG phải vượt qua trong công việc, chẳng hề giống như vẻ bề ngoài xinh tươi đó.
Kết nối với Nguyễn Hoàng Lan (nickname Lyna) – 23 tuổi và có 5 năm trong nghề, cô nàng đã cho tôi thấy được làm PG, người mẫu không “sướng” như những gì vẫn lầm tưởng.
“Ai không biết cũng đều nghĩ làm PG là nhàn, là sướng, là dễ kiếm tiền khi chẳng đòi hỏi bằng cấp gì. Nhưng sự thật lại hoàn toàn khác.
Là một người đã được làm việc trong cả hai vai trò PG và người mẫu, Lyna hiểu được sự khác biệt giữa hai công việc này là như nào.
Khi là người mẫu, những gì bạn nhận được về cơ bản là tốt hơn từ sự coi trọng cho tới thu nhập… Còn nếu chỉ là một PG, bạn sẽ rất khó để có được những điều trên.
Có thể nêu một ví dụ rất nhỏ, trong cùng 1 chương trình, người mẫu đứng 30 phút là được nghỉ 15 phút, còn PG phải đứng thông 3-4 tiếng, nhưng cát-xê thấp hơn là chuyện bình thường.
Làm PG thực sự cũng gian nan cực khố lắm. Ngày Hè trời nóng, nắng như đổ lửa vẫn phải đứng và cười thật tươi đến hết mức có thể. Mùa Đông, giá lạnh thấu sương, mọi người ai nấy áo dày áo mỏng, riêng nhóm PG lại quần đùi áo ngắn… để theo đúng với hợp đồng.
Có những khi PG phải làm thêm những việc không có trong hợp đồng, đó có thể là bưng bê lau dọn hay kiêm luôn công tác của người phục vụ… đơn giản là vì bên đối tác họ yêu cầu.
Ấy vậy mà đồng lương thu lại được cũng chẳng phải là cao sang gì. Có khi đứng cả buổi cũng chỉ vài ba trăm ngàn đồng, chưa kể chờ đợi, chuẩn bị tốn nhiều thời gian và… phải bỏ ra không ít những chi phí phát sinh khác. Ai tiết kiệm lắm thì cũng giữ lại được đôi chút sau mỗi chương trình”.
Sàn diễn và áp lực
Công việc nào cũng vậy đều có những đặc thù và áp lực riêng, tất nhiên nghề PG cũng chẳng hề nằm ngoài quy luật đó. Bên cạnh đó, sức cạnh tranh của công việc này cũng chẳng kém phần “khốc liệt”.
Với một người nhiều năm trong nghề như Hoàng Loan, cô đã quá quen với những điều đó nhưng khi nhắc đến, sự ngao ngán vẫn lộ rõ trên khuôn mặt.
“Thực sự áp lực của nghề PG cũng chẳng hề thua kém gì các công việc khác. Làm nghề này bạn cũng cần phải biết cách che giấu cảm xúc, dù có đau có mệt vẫn phải ‘tươi’ đến hết mức có thể.
Dù có bụng đau quằn quại hay nhức chân mỏi gối… bạn vẫn phải cười và đứng thẳng. Nếu bạn thể hiện không tốt, điều này đồng nghĩa với việc bạn tự gạch tên mình.
Vì trong những năm gần đây, số lượng PG, người mẫu ngày một đông đảo, tạo ra một cuộc cạnh tranh thực sự để nhận được hợp đồng đi diễn.
Và cũng không có gì làm lạ nếu đâu đó xung quanh bạn có những lời đố kị, nhưng âu đó cũng là cuộc sống, là công việc… đâu có ai muốn mình là người ngoài cuộc”.
Tương lai… ở đâu!?
Khi đã chọn cho mình một công việc, hẳn ai cũng có suy nghĩ muốn hướng tới một cái gì đó lâu dài và ổn định. Những người làm nghề PG cũng không nằm ngoài số đó.
Họ cũng muốn được lên tầm làm quản lý, bầu sô, nhưng đâu phải cứ muốn là được!
“Tuổi nghề của PG, người mẫu không cao, chỉ cần bạn kém sắc hoặc có chút vấn đề… bạn sẽ bị lãng quên. Còn một yếu tố nữa, nếu bạn đã có nhiều năm cống hiến cho công việc này, bạn sẽ không có đủ thời gian để làm tốt công việc khác để trau dồi chuyên môn.
Bởi vậy, bạn chỉ có hai con đường để lựa chọn, một là cố gắng nâng tầm bản thân trở thành quản lý rồi bầu sô, để ổn định hơn, đỡ vất vả… hoặc kiếm tiền để nuôi thân trong thời gian chưa tìm kiếm được công việc tốt hơn.
Nhưng đâu phải ai muốn nâng tầm bản thân cũng làm được! Vì nếu chỉ là một người có nhiều năm kinh nghiệm, có mối quan hệ tốt… chưa chắc bạn đã thành công.
Lyna cũng đã ấp ủ và thực hiện ý tưởng đó nhưng bất thành vì thứ Lyna thiếu đó là cái ‘duyên’ và khả năng của một người lãnh đạo. Có những thứ bạn học được, tích lũy được nhưng cũng có cái mà chẳng thể thay đổi được”.
Ở nơi thành thị như Hà Nội, không khó để có thể bắt gặp một cô PG (Promotion Girl) trên phố. Đó có thể là PG thuốc lá, PG cho một thương hiệu hoặc một chương trình nào đó… người chuyên nghiệp, kẻ nghiệp dư đủ cả, công việc chủ yếu của họ là đứng và tươi cười.
Bởi vậy, nhiều người đã nghĩ “làm nghề PG thật thích, chỉ cần có chút dáng dấp, nhan sắc là có thể kiếm được tiền, chẳng cần bằng cấp, học cao hiểu rộng… là con gái thích thật”.
Góc khuất
Nhưng có lẽ họ cũng không hiểu hết được những cái khó, cái khổ mà PG phải vượt qua trong công việc, chẳng hề giống như vẻ bề ngoài xinh tươi đó.
Kết nối với Nguyễn Hoàng Lan (nickname Lyna) – 23 tuổi và có 5 năm trong nghề, cô nàng đã cho tôi thấy được làm PG, người mẫu không “sướng” như những gì vẫn lầm tưởng.
“Ai không biết cũng đều nghĩ làm PG là nhàn, là sướng, là dễ kiếm tiền khi chẳng đòi hỏi bằng cấp gì. Nhưng sự thật lại hoàn toàn khác.
Là một người đã được làm việc trong cả hai vai trò PG và người mẫu, Lyna hiểu được sự khác biệt giữa hai công việc này là như nào.
Khi là người mẫu, những gì bạn nhận được về cơ bản là tốt hơn từ sự coi trọng cho tới thu nhập… Còn nếu chỉ là một PG, bạn sẽ rất khó để có được những điều trên.
Có thể nêu một ví dụ rất nhỏ, trong cùng 1 chương trình, người mẫu đứng 30 phút là được nghỉ 15 phút, còn PG phải đứng thông 3-4 tiếng, nhưng cát-xê thấp hơn là chuyện bình thường.
Làm PG thực sự cũng gian nan cực khố lắm. Ngày Hè trời nóng, nắng như đổ lửa vẫn phải đứng và cười thật tươi đến hết mức có thể. Mùa Đông, giá lạnh thấu sương, mọi người ai nấy áo dày áo mỏng, riêng nhóm PG lại quần đùi áo ngắn… để theo đúng với hợp đồng.
Có những khi PG phải làm thêm những việc không có trong hợp đồng, đó có thể là bưng bê lau dọn hay kiêm luôn công tác của người phục vụ… đơn giản là vì bên đối tác họ yêu cầu.
Ấy vậy mà đồng lương thu lại được cũng chẳng phải là cao sang gì. Có khi đứng cả buổi cũng chỉ vài ba trăm ngàn đồng, chưa kể chờ đợi, chuẩn bị tốn nhiều thời gian và… phải bỏ ra không ít những chi phí phát sinh khác. Ai tiết kiệm lắm thì cũng giữ lại được đôi chút sau mỗi chương trình”.
Sàn diễn và áp lực
Công việc nào cũng vậy đều có những đặc thù và áp lực riêng, tất nhiên nghề PG cũng chẳng hề nằm ngoài quy luật đó. Bên cạnh đó, sức cạnh tranh của công việc này cũng chẳng kém phần “khốc liệt”.
Với một người nhiều năm trong nghề như Hoàng Loan, cô đã quá quen với những điều đó nhưng khi nhắc đến, sự ngao ngán vẫn lộ rõ trên khuôn mặt.
“Thực sự áp lực của nghề PG cũng chẳng hề thua kém gì các công việc khác. Làm nghề này bạn cũng cần phải biết cách che giấu cảm xúc, dù có đau có mệt vẫn phải ‘tươi’ đến hết mức có thể.
Dù có bụng đau quằn quại hay nhức chân mỏi gối… bạn vẫn phải cười và đứng thẳng. Nếu bạn thể hiện không tốt, điều này đồng nghĩa với việc bạn tự gạch tên mình.
Vì trong những năm gần đây, số lượng PG, người mẫu ngày một đông đảo, tạo ra một cuộc cạnh tranh thực sự để nhận được hợp đồng đi diễn.
Và cũng không có gì làm lạ nếu đâu đó xung quanh bạn có những lời đố kị, nhưng âu đó cũng là cuộc sống, là công việc… đâu có ai muốn mình là người ngoài cuộc”.
Tương lai… ở đâu!?
Khi đã chọn cho mình một công việc, hẳn ai cũng có suy nghĩ muốn hướng tới một cái gì đó lâu dài và ổn định. Những người làm nghề PG cũng không nằm ngoài số đó.
Họ cũng muốn được lên tầm làm quản lý, bầu sô, nhưng đâu phải cứ muốn là được!
“Tuổi nghề của PG, người mẫu không cao, chỉ cần bạn kém sắc hoặc có chút vấn đề… bạn sẽ bị lãng quên. Còn một yếu tố nữa, nếu bạn đã có nhiều năm cống hiến cho công việc này, bạn sẽ không có đủ thời gian để làm tốt công việc khác để trau dồi chuyên môn.
Bởi vậy, bạn chỉ có hai con đường để lựa chọn, một là cố gắng nâng tầm bản thân trở thành quản lý rồi bầu sô, để ổn định hơn, đỡ vất vả… hoặc kiếm tiền để nuôi thân trong thời gian chưa tìm kiếm được công việc tốt hơn.
Nhưng đâu phải ai muốn nâng tầm bản thân cũng làm được! Vì nếu chỉ là một người có nhiều năm kinh nghiệm, có mối quan hệ tốt… chưa chắc bạn đã thành công.
Lyna cũng đã ấp ủ và thực hiện ý tưởng đó nhưng bất thành vì thứ Lyna thiếu đó là cái ‘duyên’ và khả năng của một người lãnh đạo. Có những thứ bạn học được, tích lũy được nhưng cũng có cái mà chẳng thể thay đổi được”.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét