Ông cụ là một “cựu” Quan Tham, hôm đi hát karaoke "tay vịn" bất ngờ cụ tăng huyết áp, quy tiên.
Thằng Cá Trê bắt đầu quậy rồi. Dân làng phao tin rần rần. Cá Trê là tên bà con đặt cho nó vì cái đầu dẹt, do hồi nó mới ra đời mẹ nó đặt nằm lệch một bên. Có tới quá nửa người làng không biết tên khai sinh của nó là gì, chuyện vặt, nó đâu phải là VIP Thôn. Cá Trê có năng khiếu thổi sáo nhưng học hành thì dốt đặc cán mai.
Cá Trê trở thành công dân chính thức khi 18 tuổi. Đất đồng chiêm này ngập úng, Cá Trê quậy mãi, chui rúc xuống bùn rồi ngoi lên thì vẫn chỉ là thằng Cá Trê. Bây giờ muốn làm ăn cũng ít nhiều cần chất xám.
Cá Trê lập đoàn ca nhạc xóm. Hay đấy, ai bảo anh không có chất xám nào. Một đội toàn thanh niên cà trớn, nghêu ngao hát, thổi sáo và gõ trống cơm. Đông người tới xem buổi biểu diễn đầu tiên ở đình làng, tuy nhiên chẳng ai mang cái gì cho đoàn ca nhạc. Cá Trê buồn lắm, trăm sự phải có tiền. Cá Trê ra vườn nhà bẻ chuối xanh, chắt rượu của ông nội ra mời anh em nghệ sĩ xóm. Cơ sự này sắp giải tán tới nơi. Làm thế nào để có tiền thì mới tồn tại. Mấy bài hát thì học trên mạng được rồi, còn kiếm tiền là phạm trù vĩ mô.
- Chỉ đội nhạc hiếu là kiếm tiền dễ nhất.
Cá Trê động viên anh em học nghề thổi kèm đám ma, tập khóc thuê một cách bài bản.
Cá Trê chỉnh đốn lại tổ chức. Đoàn ca nhạc được chuyển thành đội nhạc hiếu “Ban Mai”, cái tên hơi lạ. Riêng cái tên này cũng khiến thiên hạ bất ngờ. Cá Trê giải thích, anh chị em trong đội toàn trẻ lại đẹp giai nên tên Ban Mai là phù hợp.
Đội nhạc hiếu Ban Mai tập suốt đêm, cả làng mất ngủ, hotgirl duy nhất của đội cũng phải tập. Bà con ở làng bên thì thấy lạ, ô hay ở đâu mà người chết liên tục thế nhỉ? Có người nói chuyện mà, người chết như ngóe, ngày nào chả có người chết già, chết bệnh, chết tai nạn, chết vì say rượu… Có ông biết chuyện thì chửi “mẹ kiếp”, bọn nhạc hiếu này chỉ mong có nhiều người chết.
Sau mấy tháng luyện tập, anh em đã thạo nghề, thổi bài Hồn tử sĩ thì nhất. Cá Trê quyết định đăng đàn, cạnh tranh sòng phẳng với những đội nhạc hiếu khác trong vùng. Cơ chế thị trường thoải mái cạnh tranh.
Cá Trê cho người đi khắp vùng phát tờ rơi. Đội nhạc hiếu uy tín và chất lượng nhất đây, sẽ chơi những bài truyền thống lâm ly bi đát, não nuột tâm gan, chứa chan tình cảm, đảm bảo đưa tiễn linh hồn người quá cố lên tận vũ trụ… he he.
Khách hàng đầu tiên là con cháu một “cựu” Quan Tham tới theo địa chỉ tờ rơi.
- Dạ thưa nhạc trưởng Cá Trê, cụ tôi đi hát ca-ra-ô-kê tay vịn, bất ngờ lên huyết áp quy tiên tại bàn.
Hợp đồng ký kết lập tức, anh em trong đội lên đường, vui như Tết. Cá Trê chỉ đạo anh em ngồi theo đội hình như thật, rồi lệnh cho cô gái bí mật bật băng đài cho phát ra loa.
Ten tẻn tèn ten... Ôi giời đất ời, nhầm rồi, cô nàng bấm đúng bài nhạc vàng “Chuyện tình Lan và Điệp”, đám tang tán loạn, đám con cháu vác gậy xông vào phang đội nhạc hiếu tới tấp, cả đội ôm kèn chạy mất dép.
Đen quá! Cá Trê nằm vật ra cánh đồng, tập hợp anh em, tự sơ cứu vết thương.
Bỏ nghề!
Theo Lê Tự (danviet.vn
Thằng Cá Trê bắt đầu quậy rồi. Dân làng phao tin rần rần. Cá Trê là tên bà con đặt cho nó vì cái đầu dẹt, do hồi nó mới ra đời mẹ nó đặt nằm lệch một bên. Có tới quá nửa người làng không biết tên khai sinh của nó là gì, chuyện vặt, nó đâu phải là VIP Thôn. Cá Trê có năng khiếu thổi sáo nhưng học hành thì dốt đặc cán mai.
Cá Trê trở thành công dân chính thức khi 18 tuổi. Đất đồng chiêm này ngập úng, Cá Trê quậy mãi, chui rúc xuống bùn rồi ngoi lên thì vẫn chỉ là thằng Cá Trê. Bây giờ muốn làm ăn cũng ít nhiều cần chất xám.
Cá Trê lập đoàn ca nhạc xóm. Hay đấy, ai bảo anh không có chất xám nào. Một đội toàn thanh niên cà trớn, nghêu ngao hát, thổi sáo và gõ trống cơm. Đông người tới xem buổi biểu diễn đầu tiên ở đình làng, tuy nhiên chẳng ai mang cái gì cho đoàn ca nhạc. Cá Trê buồn lắm, trăm sự phải có tiền. Cá Trê ra vườn nhà bẻ chuối xanh, chắt rượu của ông nội ra mời anh em nghệ sĩ xóm. Cơ sự này sắp giải tán tới nơi. Làm thế nào để có tiền thì mới tồn tại. Mấy bài hát thì học trên mạng được rồi, còn kiếm tiền là phạm trù vĩ mô.
- Chỉ đội nhạc hiếu là kiếm tiền dễ nhất.
Cá Trê động viên anh em học nghề thổi kèm đám ma, tập khóc thuê một cách bài bản.
Cá Trê chỉnh đốn lại tổ chức. Đoàn ca nhạc được chuyển thành đội nhạc hiếu “Ban Mai”, cái tên hơi lạ. Riêng cái tên này cũng khiến thiên hạ bất ngờ. Cá Trê giải thích, anh chị em trong đội toàn trẻ lại đẹp giai nên tên Ban Mai là phù hợp.
Đội nhạc hiếu Ban Mai tập suốt đêm, cả làng mất ngủ, hotgirl duy nhất của đội cũng phải tập. Bà con ở làng bên thì thấy lạ, ô hay ở đâu mà người chết liên tục thế nhỉ? Có người nói chuyện mà, người chết như ngóe, ngày nào chả có người chết già, chết bệnh, chết tai nạn, chết vì say rượu… Có ông biết chuyện thì chửi “mẹ kiếp”, bọn nhạc hiếu này chỉ mong có nhiều người chết.
Sau mấy tháng luyện tập, anh em đã thạo nghề, thổi bài Hồn tử sĩ thì nhất. Cá Trê quyết định đăng đàn, cạnh tranh sòng phẳng với những đội nhạc hiếu khác trong vùng. Cơ chế thị trường thoải mái cạnh tranh.
Cá Trê cho người đi khắp vùng phát tờ rơi. Đội nhạc hiếu uy tín và chất lượng nhất đây, sẽ chơi những bài truyền thống lâm ly bi đát, não nuột tâm gan, chứa chan tình cảm, đảm bảo đưa tiễn linh hồn người quá cố lên tận vũ trụ… he he.
Khách hàng đầu tiên là con cháu một “cựu” Quan Tham tới theo địa chỉ tờ rơi.
- Dạ thưa nhạc trưởng Cá Trê, cụ tôi đi hát ca-ra-ô-kê tay vịn, bất ngờ lên huyết áp quy tiên tại bàn.
Hợp đồng ký kết lập tức, anh em trong đội lên đường, vui như Tết. Cá Trê chỉ đạo anh em ngồi theo đội hình như thật, rồi lệnh cho cô gái bí mật bật băng đài cho phát ra loa.
Ten tẻn tèn ten... Ôi giời đất ời, nhầm rồi, cô nàng bấm đúng bài nhạc vàng “Chuyện tình Lan và Điệp”, đám tang tán loạn, đám con cháu vác gậy xông vào phang đội nhạc hiếu tới tấp, cả đội ôm kèn chạy mất dép.
Đen quá! Cá Trê nằm vật ra cánh đồng, tập hợp anh em, tự sơ cứu vết thương.
Bỏ nghề!
Theo Lê Tự (danviet.vn
0 nhận xét:
Đăng nhận xét