Paris sáng 14/11 vẫn chìm trong không khí đau thương, bàng hoàng sau loạt 6 vụ khủng bố kinh hoàng. Vết máu còn loang lổ tại hiện trường, vật dụng cá nhân của nạn nhân dính máu vương vãi khắp nơi, những lỗ đạn sâu hoắm trên tường…











Trong số những địa điểm bị tấn công khủng bố tại Paris trong tối thứ 6 (13/11) vừa qua có một nhà hàng chuyên về ẩm thực Việt - Le Petit Cambodge - một nhà hàng có tiếng tại Paris.
Khách hàng hoảng loạn bỏ chạy khỏi hiện trường vụ tấn công khủng bố
Nhà hàng ẩm thực Việt bị tấn công khủng bố tại Paris

Ngay sau khi xảy ra vụ tấn công khủng bố khiến ít nhất 100 người thiệt mạng tại nhà hát Bataclan, cách đó vài trăm mét, ở khu vực lân cận thuộc quận 11, các nhân chứng cho biết đã có ít nhất 2 tay súng xuất hiện tại khu vực phố xá đông đúc này. Nơi đây có nhiều quán bar, cà phê, nhà hàng… luôn chật kín khách vào những tối cuối tuần.

Những tay súng này đã nã súng vào một quán bar đông khách - bar Le Carillon và một nhà hàng chuyên về ẩm thực Việt Nam và Campuchia - nhà hàng Le Petit Cambodge.

Một nhân chứng có tên Pierre Montfort, sống ở gần nhà hàng Le Petit Cambodge cho biết: “Tôi nghe thấy tiếng súng, cuộc nã súng phải kéo dài tới 30 giây, đó là khoảng thời gian chết chóc đáng sợ, vậy mà thoạt tiên chúng tôi cứ tưởng đó là tiếng pháo”.
Nhà hàng ẩm thực Việt bị tấn công khủng bố tại Paris
Nhà hàng ẩm thực Việt bị tấn công khủng bố tại Paris


Cảnh tượng sau vụ tấn công khủng bố tại một khu phố quán xá đông đúc
Một nhân chứng khác có mặt bên trong nhà hàng Le Petit Cambodge chia sẻ: “Mọi người khi đó đều phải nằm rạp xuống đất, không ai dám di chuyển. Khi cuộc nã súng kết thúc, chúng tôi bắt đầu đổ ra khỏi nhà hàng, tôi nhìn thấy một cô gái đang được bế ra khỏi hiện trường, cô ấy dường như đã chết”.
Nhà hàng ẩm thực Việt bị tấn công khủng bố tại Paris
Nhà hàng ẩm thực Việt bị tấn công khủng bố tại Paris

Theo những thông tin ban đầu, có ít nhất hai người thiệt mạng tại nhà hàng Le Petit Cambodge, 7 người bị thương. Tiếng la hét hoảng loạn có thể nghe thấy trên khắp con phố khi các tay súng bắt đầu nã súng vào đám đông khách hàng ở trong quán bar Le Carillon và nhà hàng Le Petit Cambodge.

Bích Ngọc
Theo Guardian/Mirror

Trong lúc nhiều tiếng súng vang lên, đám đông túa ra cửa thoát hiểm. Một số gục gã ngay khi vừa mở cửa, số khác trèo qua cửa sổ, bám tay đu mình lơ lửng để lánh nạn. Không ít người bị thương cũng gắng bỏ chạy thục mạng.
Phóng viên Daniel Psenny của tờ báo Pháp Le Monde đã đăng tải những hình ảnh kinh hoàng về thời khắc tháo chạy khỏi những kẻ khủng bố, của những khán giả tại rạp hát Bataclan. Căn hộ của Psenny nhìn xuống cửa thoát hiểm của tòa nhà này, và anh đã ghi được những hình ảnh khiến ai cũng phải thắt tim khi xem.
Kinh hoàng con tin bị bắn khi tháo chạy khỏi nhà hát Pháp
Kinh hoàng con tin bị bắn khi tháo chạy khỏi nhà hát Pháp

Bản thân phóng viên này bị bắn vào cánh tay sau đó, khi nỗ lực tìm cách giúp các nạn nhân chạy vào ẩn náu trong căn hộ mình. Hiện Psenny đang được điều trị tại viện Georges-Pompidou. Anh cho biết cảnh tượng khiến mình nhớ tới vụ khủng bố 11/9 tại Mỹ.

“Lúc đó tôi đang cố gắng hoàn tất một số công việc tại nhà. TV vẫn đang bật với bộ phim hành động có ngôi sao Jean-Hugues Anglade thủ vai. Tôi nghe thấy một tiếng động như tiếng pháo nổ, và ban đầu tôi nghĩ rằng âm thanh đó là trong bộ phim. Thế nhưng tiếng nổ quá to và tôi chạy lại cửa sổ. Tôi sống ở tầng hai của chung cư, nhìn sang cửa thoát hiểm của Bataclan”, Psenny nói.

“Trước đây từng có một số lần sơ tán, nhưng lần này mọi người bỏ chạy tán loạn theo mọi hướng. Tôi thấy có người nằm trên sàn, máu ở khắp nơi…Lúc đó tôi nhận ra đã có chuyện nghiêm trọng.
Kinh hoàng con tin bị bắn khi tháo chạy khỏi nhà hát Pháp

Vụ tấn công khủng bố Paris đã khiến 160 người thiệt mạng (Ảnh: Twitter)
Tôi hỏi một người đi ngang xem chuyện gì đang xảy ra. Tất cả đều chạy ra phía đường Amelot hoặc đại lộ Voltaire. Một phụ nữ lúc đó cứ đu mình bên ngoài cửa sổ của Bataclan, trên tầng hai. Tôi đã nhớ tới những hình ảnh vụ 11/9”, phóng viên này kể tiếp.

Tôi tự nói với mình rằng phải mở cửa cho mọi người, để họ có thể vào trốn. Do đó, tôi mở cửa phòng mình. Có một người nằm trên vỉa hè, một người khác mà sau đó tôi không thấy nữa. Anh ấy bị trúng đạn trong lúc cố gắng tìm chỗ trốn ở hành lang.

Đó cũng là lúc tôi bị trúng đạn. Tôi không nhớ được nhiều sau đó. Tôi chỉ nhớ rằng có vẻ như một tiếng pháo nổ ở tay trái, và sau đó thì máu chảy. Có lẽ tay súng đã bắn ra từ cửa sổ của Bataclan trên tầng 4. Còn người đàn ông tôi đưa vào trong nhà bị trúng đạn vào chân. Anh ta là một người Mỹ.

Anh ấy bị nôn, bị lạnh và tôi đã nghĩ anh ta sẽ không qua khỏi. Chúng tôi gọi cơ quan cứu nạn nhưng đường dây bị kẹt. Tôi gọi một người bạn là bác sỹ và cô ấy giải thích cách buộc garo với áo sơ mi. Chúng tôi ngồi trong nhà cho tới khi cảnh sát đột kích và họ tới tìm chúng tôi”.

Tất cả những kẻ khủng bố gây ra loạt tấn công đẫm máu ở Paris tối qua được cho là đã chết, nhưng cảnh sát cho rằng đồng phạm của chúng đang lẩn trốn. Paris vẫn chưa hết sốc sau các vụ tấn công liên tiếp, làm 120 người chết và khoảng 200 người khác bị thương.

Các thông tin chính về vụ tấn  công:

- Các vụ tấn công xảy ra vào tối 13/11 tại 6 địa điểm ở trung tâm Paris gần như đồng thời.

- Ít nhất 120 người đã thiệt mạng, riêng tại rạp hát Bataclan có 87 người chết.

- Hơn 200 người khác bị thương, trong đó 80 người bị thương nặng.

- 8 kẻ tấn công đã chết, 7 trong số đó tự kích hoạt đai bom liều chết.

- Pháp tuyên bố tình trạng khẩn cấp quốc gia và đóng cửa biên giới. Người dân Paris được yêu cầu ở trong nhà.

- Khoảng 1.500 binh sĩ đã được triển khai khắp Paris sau các vụ tấn công.


Toàn bộ 8 kẻ khủng bố Paris đã chết


Hiện trường vụ tấn công bên ngoài một nhà hàng ở Paris (Ảnh: Reuters)
Hãng tin AFP dẫn một nguồn tin thân cận với cuộc điều tra cho hay, 8 kẻ khủng bố đã thiệt mạng, trong đó 7 tên đã kích hoạt đai bom tự sát và một tên bị cảnh sát tiêu diệt.

Trong số 8 phần tử khủng bố, 4 kẻ chết tại rạp hát Batalcan, 3 tên khác gần sân vận động Stade de France và một tên chết trên một con phố ở Đông Paris.

Cảnh sát đang tiếp tục truy lùng các đồng phạm, những kẻ có thể đang chạy trốn.


Bom nổ nghe rõ mồn một bên trong SVĐ tại Paris

Phần lớn các nạn nhân thiệt mạng trong vụ xả súng bên trong rạp hát Batalcan. Các vụ nổ và nổ súng cũng xảy ra tại các nhà hàng và các địa điểm khác ở trung tâm Paris.

Các nguồn tin cho biết tổng số người thiệt mạng trong loạt tấn công tại Paris giảm xuống khoảng 120, sau khi số người chết tại rạp hát Batalcan giờ đây được thông báo là 87 người, thay vì hơn 100 như đưa tin trước đó.

Khoảng 40 người khác thiệt mạng trong các vụ tấn công tại những địa điểm còn lại.

Ngoài ra, 200 người cũng bị thương trong các vụ tấn công, 80 trong số đó bị thương nặng.


Lực lượng cứu hộ khiêng người bị thương ra khỏi rạp hát sau vụ khủng bố

Các vụ nổ và xả súng xảy ra tại 6 địa điểm trên khắp Paris, trong đó có sân vận động Stade de France ở phía bắc thủ đô, nơi 2 vụ tấn công liều chết và một vụ nổ bom xảy ra khi đội bóng quốc gia Pháp đang đấu với đội của Đức trong một trận giao hữu. Tổng thống Pháp Francois Hollande và Ngoại trưởng Đức Frank-Walter Steinmeier cũng tới xem trận đấu.

Các vụ khủng bố hôm qua là vụ tấn công đẫm máu nhất tại Pháp kể từ sau Thế chiến II.

Tổng thống Pháp đã ban bố tình trạng khẩn cấp trên toàn quốc và đóng cửa biên giới.

Ngoại trưởng Mỹ John Kerry tuyên bố, những ngày tới đây sẽ là “những ngày đáng nhớ” đối với tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng.
Ngày 12/11, Mỹ đã mở cuộc không kích vào thành phố Raqqa ở Syria, trong đó có mục tiêu là chiếc xe chở Mohammed Emwazi – tên đao phủ bịt mặt người Anh có biệt danh “John Thánh chiến”.

John Kerry: IS sẽ khó khăn sau khi “John Thánh chiến” thiệt mạng

Ngoại trưởng Mỹ John Kerry. (Ảnh: AFP)

Tên “John Thánh chiến” từng xuất hiện nhiều lần trong những đoạn băng ghi cảnh chặt đầu các con tin của tổ chức Nhà nước Hồi giáo.

John Thánh chiến xuất hiện trong các video hành quyết con tin người Mỹ, Anh, Nhật Bản mà tổ chức Nhà nước Hồi giáo tung ra kể từ tháng 8/2014, trong đó y mặc toàn đồ đen và chỉ để hở mắt và chóp mũi.

Trở thành gương mặt sát nhân đại diện của tổ chức thánh chiến này, Emwazi đã bị truy nã toàn cầu. Hồi tháng 11 năm ngoái, từng có thông tin y đã bị trúng thương trong các đợt không kích của Mỹ vào các cơ sở của tổ chức Nhà nước Hồi giáo ở Iraq và Syria./.

Theo Hồng Nhung/VOV-Trung tâm Tin/AFP

Báo giới Pháp cho biết, một trong những nghi phạm đánh bom đã được xác định danh tính, thông qua mẫu vân tay. Tên này là một người Pháp và nằm trong diện theo dõi của cảnh sát.
Đã xác định danh tính một nghi phạm khủng bố Paris
Đã xác định danh tính một nghi phạm khủng bố Paris

An ninh tại thủ đô Paris được tăng cường trong ngày 14/11 với cảnh sát hiện diện khắp nơi (Ảnh: Getty)
Thông tin được kênh truyền hình Pháp BFMTV đăng tải. Tuy nhiên, đến nay chưa có thông tin chính thức từ cơ quan chức năng. Tên của phần tử này cũng chưa được tiết lộ.

BFMTV khẳng định kẻ tấn công là người Pháp và không xa lạ với các cơ quan an ninh.

Trong khi đó tờ Libération cho biết, một cuốn hộ chiếu Ai Cập được tìm thấy trên người một trong những kẻ tấn công sân vận động Stade de France, cùng một cuốn hộ chiếu Syria".

Cảnh sát Pháp hiện đã phát lệnh truy tìm một chiếc ô tô, có liên quan đến một trong các vụ tấn công đêm 13/11. Tuy nhiên cơ quan chức năng khuyến cáo người dân không nên tiếp cận chiếc xe nếu phát hiện.

Bộ nội vụ Pháp đã cho phép chính quyền các địa phương ban bố lệnh giới nghiêm nếu cần sau loạt vụ khủng bố.

Bộ trưởng nội vụ Bernard Cazeneuve cũng khẳng định mọi cuộc tuần hành đông người đều bị cấm cho tới thứ Năm tuần tới. Nhà chức trách Pháp đã triển khai nhiều biện pháp tăng cường an ninh khắp cả nước, bao gồm tăng cường hàng nghìn binh sỹ quân đội và cảnh sát. Các công trình công cộng nổi tiếng cũng được tăng cường an ninh.

Trước đó, Tổng thống Pháp François Hollande đã quy trách nhiệm cho nhóm Hồi giáo cực đoan nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS) về loạt vụ tấn công khắp Paris, khiến 127 người chết và 200 người bị thương. Ông Hollande cũng tuyên bố 3 ngày quốc tang để tưởng niệm các nạn nhân.

Nhóm IS đã đăng tải thông cáo chính thức trên Twitter, thừa nhận trách nhiệm về 6 vụ tấn công, với tuyên bố muốn trả đũa việc Pháp tham chiến tại Syria.

Trình tự thời gian (giờ địa phương) các vụ tấn công khủng bố Paris, theo tổng hợp của tờ Le Monde

- 21giờ 20: vụ nổ đầu tiên xảy ra tại cổng D, sân vận động Stade de France

- 21giờ 25: xả súng tại nhà hàng Campuchia, trên phố Bichat và quán bar Le Carillon trên phố Alibert. 13 người thiệt mạng tại đây

- 21giờ 30: tiếng nổ thứ hai vang lên tại cổng H của sân vận động Stade de France

- 21giờ 32: Một vụ tấn công tại phố Fontaine-au-Roi làm 5 người thiệt mạng

- 21giờ 43: Một kẻ đánh bom liều chết kích nổ bom mang theo người tại đại lộ Voltaire

- 21giờ 48: Một kẻ tấn công vào quán cà phê trên lề đường tại góc đường Faidherbe và đường Charonne, làm 19 người chết.

- 21giờ 49: 4 kẻ vũ trang xông vào rạp hát Bataclan chật cứng khán giả và nổ súng vào đám đông. Ít nhất 80 người thiệt mạng

- 21giờ 53: vụ nổ thứ ba vang lên cách sân vận động Stade de France 400m.

- 0 giờ 20: vụ đột kích vào nhà hát Bataclan để giải cứu con tin diễn ra. 4 kẻ khủng bố bị tiêu diệt, trong đó có 3 kẻ chết do tự kích hoạt bom mang theo người.



Thanh Tùng

Tổng hợp

Một phép màu đến từ chiếc điện thoại di động đã giúp cho một fan bóng đá không trở thành nạn nhân xấu số của vụ xả súng kinh hoàng đêm qua ở Paris.
Fan bóng đá thoát khỏi tử thần nhờ smart phone
Khủng bố Paris: CĐV thoát chết nhờ điện thoại thần kỳ

Một anh chàng người Pháp đã thoát chết đầy may mắn trong đêm kinh hoàng vì những vụ xả súng và đánh bom kinh hoàng ở thủ đô Paris. Đêm qua, 1 CĐV có tên Sylvestre đi ngang qua sân Stade de France - nơi đang diễn ra trận đấu giao hữu giữa chủ nhà Pháp và ĐT Đức khi vụ tấn công xảy ra.

Anh kể rằng đã bị một tên khủng bố vô cớ bắn vào người. Nhưng viên đạn đã găm trúng vào chiếc điện thoại cảm ứng màu trắng của anh. “Nhìn này, chiếc điện thoại này đã cứu sống tôi. Nếu không có nó thì đầu tôi đã nổ tung,” Sylvestre vừa giơ chiếc smart phone của mình khi trả lời phỏng vấn tờ iTele vừa cho biết. Anh đã may mắn thoát chết và chỉ bị thương nhẹ ở phần bụng.

Khủng bố Paris: CĐV thoát chết nhờ điện thoại thần kỳ


Anh Sylvestre may mắn thoát chết nhờ đạn bắn trúng điện thoại của mình


Chiếc điện thoại là "thần Hộ mệnh" của anh Sylvestre

Video Sylvestre tường thuật lại việc thoát chết thần kỳ nhờ chiếc điện thoại di động:


Bấm SUBSCRIBE ngay để chia sẻ video này trên youtube:  
3 sao MU bị ảnh hưởng vì thảm họa ở Paris

Chuỗi khủng bố liên hoàn ở thủ đô nước Pháp đêm qua đã khiến cho rất nhiều người dân của đất nước hình lục lăng và cả thế giới cảm thấy rất lo sợ. Nhiều vụ nổ bom và xả súng điên cuồng đã nổ ra ngay cạnh sân Stade de France – nơi có Tổng thống Pháp Francois Hollande dự khán. Và ngay sau đó, ông đã ban bố tình trạng khẩn cấp toàn quốc và đóng cửa biên giới.

Điều này khiến cho 3 cầu thủ của MU là Anthony Martial, Morgan Schneiderlin (ĐT Pháp) và Bastian Schweinsteiger sẽ phải ở lại Paris đến khi nào được lệnh xuất cảnh để trở về tập trung cùng đội chủ sân Old Trafford.


Martial (phải) đã kiến tạo một bàn thắng giúp Pháp hạ Đức 2-0

Theo Đăng Đức (Tổng hợp) (Khám phá

Thời điểm hiện tại, cả thế giới đang rúng động trước vụ khủng bố làm 158 người thiệt mạng trong thời điểm diễn ra trận bóng đá giữa Pháp và Đức. Nhìn lại quá khứ, thảm kịch này chỉ là một trong số ít những vụ khủng bố kinh hoàng liên quan đến thể thao.
Thảm họa Munich 1972

Ngày 5/9/1972, 8 thành viên thuộc tổ chức khủng bố “Tháng 9 đen” (Black September) đã đột nhập vào làng Olympic tại kỳ Thế vận hội Munich. Nhóm khủng bố này bắt cóc 11 VĐV Israel làm con tin và yêu cầu trả tự do cho 234 tù nhân Palestine bị giam ở các nhà tù Israel. Tuy nhiên, chính phủ Israel đã không đáp ứng yêu sách của bọn khủng bố. Kết cục, hai vận động viên Israel bị giết.

Sau quá trình thương lượng bất thành, chính phủ Đức quyết định thực hiện cuộc tấn công giải cứu con tin, làm 5 kẻ khủng bố, 1 cảnh sát Đức cùng 9 VĐV còn lại thiệt mạng.
 Những vụ khủng bố đẫm máu nhất lịch sử bóng đá, thể thao

 Những vụ khủng bố đẫm máu nhất lịch sử bóng đá, thể thao 

Những kẻ khủng bố gây ra thảm kịch Munich 1972

Olympic Atlanta 1996

1h20' sáng ngày 27/7/1996, Eric Rudolph, cựu chuyên viên chất nổ thuộc quân đội Mỹ đã kích nổ một quả bom tại công viên Olympic - đúng thời điểm diễn ra Thế vận hội Atlanta 1996 -  khiến 2 người chết và hơn 100 người bị thương. Đáng chú ý, hắn từng gọi điện cho Chính quyền hai lần để cảnh cáo nhưng không được quan tâm.
 Những vụ khủng bố đẫm máu nhất lịch sử bóng đá, thể thao

Sau khi thực hiện vụ đánh bom, Rudolph bỏ trốn trước khi bị bắt vào năm 2003, hiện đang chịu án tù chung thân tại một nhà tù ở Colorado.

Nổ bom trước thềm bán kết Champions League 2002

Ngày 1/5/2002, một chiếc xe hơi chứa bom đã phát nổ bên ngoài sân vận động Santiago Bernabeu, chỉ vài giờ trước khi Real và Barca bước vào trận bán kết lượt về Champions League mùa giải 2001-2002. Nửa giờ sau đó, một chiếc xe khác cũng phát nổ cách vụ nổ ban đầu khoảng 1,6km. Theo ước tính, có khoảng 17 người bị thương.
 Những vụ khủng bố đẫm máu nhất lịch sử bóng đá, thể thao

Phong trào ly khai xứ Basque (ETA) đứng ra chịu trách nhiệm đối với 2 vụ nổ.



"Siêu kinh điển" giữa Real và Barca từng bị đe dọa bởi khủng bố vào năm 2002

3 vụ khủng bố liên tiếp nhằm vào ĐT Olympic Iraq (2006)

Iraq là một trong những đất nước xảy ra nhiều cuộc chiến tranh và xung đột tôn giáo nhất trên thế giới. Chính vì vậy, nền thể thao nước này cũng phải hứng chịu nhiều hậu quả đáng tiếc. Điển hình như năm 2006, 3 vụ bắt cóc, tấn công liên tiếp nhằm vào ĐT taekwondo, tennis cùng Ủy Ban Olympic Iraq đã cướp đi sinh mạng của 3 VĐV, HLV.

Al-Qaeda khủng bố Đại hội Thể thao châu Phi (2007)

Một kẻ đánh bom liều chết đã lao chiếc xe tải chở chất nổ vào một doanh trại ở Algeria hôm 11/7/2007 làm chết 8 binh sĩ. Vụ bạo lực trên xảy ra khi 8.000 vận động viên bắt đầu tranh tài tại All-Africa Games - sự kiện thể thao lớn nhất tại châu Phi. Ngoài số người chết, vụ tấn công đẫm máu còn làm hơn 20 người bị thương. 

Tổ chức khủng bố Al-Qaeda khu vực Bắc Phi đã lên tiếng nhận trách nhiệm về vụ đánh bom nói trên.

CAN rúng động vì vụ xả súng kinh hoàng ĐT bóng đá Togo (2010)
 Những vụ khủng bố đẫm máu nhất lịch sử bóng đá, thể thao

 Những vụ khủng bố đẫm máu nhất lịch sử bóng đá, thể thao - 3

Giải vô địch bóng đá châu Phi 2010 rúng động vì sự cố của ĐT Togo

Giải vô địch các quốc gia châu Phi (CAN) năm 2010 từng chứng kiến vụ tấn công kinh hoàng của nhóm khủng bố nhằm vào chiếc xe ô tô chở ĐT Togo tại tỉnh Cabinda, gần biên giới Angola. Sau 30 phút bị nã súng, tài xế đã thiệt mạng, trong khi hậu vệ Serge Akakpo cùng thủ môn Obilale Kossi cũng thương nặng. Ngôi sao Emmanuel Adebayor cũng có mặt trên chuyến xe định mệnh nhưng không bị thương.

Sự việc đã khiến Adebayor phải tuyên bố giã từ ĐTQG.

Đánh bom tại giải điền kinh Sri Lanka, một Bộ trưởng thiệt mạng (2008)

Vào ngày 6/4/2008, một vụ đánh bom tự sát do nhóm vũ trang “Những con hổ giải phóng Tamil” đã xảy ra ngay sau khi cuộc đua marathon ở Sri Lanka xuất phát. Theo New York Times, vụ khủng bố này đã khiến 15 người thiệt mạng, trong đó có cả một bộ trưởng của Sri Lanka và hơn 100 người khác bị thương.

Đội tuyển cricket Sri Lanka bị ám sát bằng súng (2009)

Ngày 03/03/2009, tại thành phố Lahore (Pakistan), khoảng một chục tay súng đã nã súng vào chiếc xe buýt của đội cricket Sri Lanka khi đang di chuyển về phía sân vận động Gaddafi để thi đấu với ĐT nước chủ nhà. Hậu quả, 6 VĐV cùng HLV trưởng người Anh bị thương, trong khi ít nhất 8 người Pakistan thiệt mạng.

50 CĐV thiệt mạng khi đang xem World Cup 2010 ở Uganda

Vào lúc 22 giờ 30 ngày 11/7/2010, ít nhất 3 quả bom đã phát nổ ở khu Kampala (Uganda), nơi tập trung rất đồng người dân xem trận chung kết World Cup 2010 giữa Tây Ban Nha và Hà Lan. Theo ước tính từ nhà chức trách, ít nhất 50 người thiệt mạng.

Theo báo giới, nhóm vũ trang người Somali mang tên al-Shabab là những kẻ ra tay.

Giải điền kinh Boston rúng động vì đánh bom liều chết (2013)

 Những vụ khủng bố đẫm máu nhất lịch sử bóng đá, thể thao - 4

Vụ đánh bom giải điền kinh Boston là thảm kịch khủng bố kinh hoàng nhất nước Mỹ kể từ sau sự kiện 11/9/2001.

14h45' (giờ địa phương) ngày 15/4/2013, Hai quả bom phát nổ gần vạch đích của cuộc thi chạy quốc tế Boston – giải Marathon lâu đời nhất thế giới khiến 3 người thiệt mạng, trong đó có một trẻ em, và làm nhiều người khác bị thương.

Truyền thông “xứ sở cờ hoa” ghi nhận, đây là vụ tấn công khủng bố đẫm máu nhất tại nước Mỹ kể từ sau sự kiện 11/9/2001.

Theo Đỗ Anh (tổng hợp) (Khám phá)

IS nói rằng đây là hành động đáp trả việc Pháp "báng bổ nhà tiên tri của đạo Hồi", và Pháp sẽ luôn là mục tiêu khủng bố hàng đầu.
Thông tin chính về vụ khủng bố ở Pháp

- Các vụ xả súng, nổ lựu đạn và đánh bom diễn ra tại 6 địa điểm ở Paris vào tối 13.11 (theo giờ Pháp).

- Theo Tổng thống Pháp Francois Hollande: Ít nhất 127 người đã thiệt mạng và hàng trăm người khác bị thương.

- 8 nghi phạm chết, trong đó 7 tên do bom tự sát. Có thể còn đồng phạm lẩn trốn.

- Pháp tuyên bố tình trạng khẩn cấp quốc gia và đóng cửa biên giới. Người dân Paris được yêu cầu ở trong nhà.

- IS đã nhận trách nhiệm vụ khủng bố.


Tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS) hôm nay (14.11) vừa lên tiếng nhận trách nhiệm dàn dựng và thực hiện các vụ tấn công khủng bố đẫm máu tại nhiều địa điểm ở thủ đô Paris khiến hàng trăm người thương vong.


Các chiến binh Nhà nước Hồi giáo (IS) đã lên tiếng nhận trách nhiệm tấn công khủng bố liên hoàn tại nhiều địa điểm ở Paris khiến 127 người chết và 180 người bị thương đêm 13.11.

Theo Reuters, IS đã tung video tuyên bố, chúng đã cử các chiến binh đeo đai gắn bom tự sát và súng máy tới các địa điểm khác nhau ở trung tâm thủ đô Paris nơi chúng đã nghiên cứu kỹ lưỡng và thực hiện các vụ tấn công kinh hoàng.

Reuters dẫn tuyên bố của IS cho hay, các vụ tấn công nhắm vào Paris được dàn dựng để chứng tỏ rằng, Pháp sẽ luôn là mục tiêu bị khủng bố hàng đầu nếu nước này vẫn duy trì chính sách như hiện tại. Đây còn là hành động đáp trả việc Pháp "báng bổ nhà tiên tri của đạo Hồi" và không kích "trên lãnh thổ IS".

Các tay súng và những kẻ đánh bom liều chết đã giết chết ít nhất 127 người và làm ít nhất 180 người người khác bị thương trong các cuộc tấn công khủng bố đêm thứ Sáu (13.11) tại 6 địa điểm từ một quán pizza đông đúc đến sân vận động quốc gia, nơi đang diễn ra trận đấu bóng giữa Pháp và Đức.



Thi thể của các nạn nhân nằm la liệt trên phố.

Vụ xả súng ở nhà hát Bataclan ở trung tâm thủ đô Paris là đẫm máu nhất. Tối thứ Sáu, trong khi hàng trăm người đang ngồi trong khán phòng nhà hát xem buổi biểu diễn của ban nhạc rock Eagles of Death Metal đến từ Mỹ thì các tay súng mang súng AK-47 xông vào và lạnh lùng nã đạn vào đám đông điên cuồng.

Những kẻ tấn công vừa bắn giết vừa hét lớn: "Đây là lỗi của Hollande (Tổng thống Pháp). Đây là lỗi của tổng thống các người, ông ta không nên can thiệp vào Syria".

Sau khi cảnh sát đột kích vào nhà hát, những kẻ tấn công kích nổ đai tự sát gắn thuốc nổ trên người. Hơn 80 người đã thiệt mạng bên trong nhà Bataclan.

 IS nhận trách nhiệm khủng bố liên hoàn đẫm máu ở Pháp - 3

Nhân viên cứu hộ chuyển thi thể của một nạn nhân xấu số tới nhà xác.

Trong khi đó, tại sân vận động Stade de France, nơi đang diễn ra trận giao hữu Pháp - Đức, khiến ít nhất 5 người đã bị thương nghiêm trọng sau khi 3 vụ nổ lớn xảy ra.

Trên phố Charone, phía đông sân vận động Stade de France, những kẻ tấn công nhắm vào một nhà hàng Nhật Bản, khiến 18 người chết. Còn trên phố Bichat, những tràng súng máy rộ lên liên tục tại nhà hàng Petit Cambodge và quán bar Carillon đối diện trên phố này khiến ít nhất hai người đã thiệt mạng và 7 người bị thương.

Ngoài ra, quán pizza Casa Nostra đông trên phố Fontaine au Roi cũng bị tấn công. Những kẻ tấn công xả súng AK-47 vào quán, sát hại 5 người.

Trên đại lộ Voltaire, gần rạp hát Bataclan, một kẻ đánh bom tự sát cũng kích nổ khối thuốc nổ đeo trên người, song chưa rõ thương vong cụ thể tại địa điểm này.
IS nhận trách nhiệm khủng bố liên hoàn đẫm máu ở Pháp


 IS nhận trách nhiệm khủng bố liên hoàn đẫm máu ở Pháp

Bé trai đặt hoa tưởng niệm các nạn nhân thiệt mạng trong vụ tấn công khủng bố liên hoàn ở Paris bên ngoài Đại sứ quán Pháp ở London ngày 14.11.

Trước khi tung video nhận trách nhiệm tấn công khủng bố liên hoàn vào Paris, tổ chức IS cùng ngày tung video đe dọa sẽ tiếp tục thực hiện nhiều vụ tấn công khác nhắm vào Pháp nếu nước này tiếp tục can thiệp vào Syria, giết hại các chiến binh của chúng.

 Theo Reuters, trong video này, một chiến binh IS râu rậm tuyên bố rằng, nếu lực lượng liên quân tiếp tục ném bom nhắm vào các vị trí của chúng, chúng sẽ khiến phương Tây luôn sống trong sợ hãi, không bao giờ được cảm thấy an toàn.Video không đề ngày tháng, được tung ra ngày 14.11, vài giờ sau khi Paris bị tấn công khủng bố đẫm máu.

Những kẻ khủng bố IS cũng kêu gọi những tín đồ Hồi giáo không thể tới Syria thánh chiến, thực hiện các cuộc tấn công chết chóc trên đất Pháp.

IS kêu gọi cộng đồng Hồi giáo tại Pháp tấn công "chống lại những kẻ ngoại đạo".

Tổng thống Pháp Francois Hollande cũng đã lên tiếng tuyên bố IS chính là thủ phạm dàn dựng và thực hiện các vụ tấn công khủng bố đẫm máu ở Paris ở bên ngoài với sự hỗ trợ từ bên trong nước Pháp.

Ông gọi đây là "hành động chiến tranh" và ban bố tình trạng khẩn cấp trên toàn quốc, đóng cửa biên giới để ngăn những kẻ khủng bố có thể đến Pháp cũng như chặn đường tháo chạy ra nước ngoài của những kẻ đồng lõa đứng sau các vụ tấn công đẫm máu.

Theo Phương Đăng (theo RT, Reuters)


"Số chuyến bay của Vietnam Airlines đến Pháp, chúng tôi chưa có thống kê cụ thể. Tuy nhiên để đảm bảo an toàn hàng không, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật tình hình từ Đại sứ quán của Việt Nam tại Pháp".
Đêm 13.11, xảy ra tấn công đẫm máu tại nhà hát Bataclan ở trung tâm Paris (Pháp) và ít nhất 5 địa điểm khác bên trong và xung quanh Paris. Đến thời điểm này, ít nhất 153 người đã chết và khoảng 100 người khác bị bắt làm con tin.

 Tấn công đẫm máu: Chuyến bay từ VN đến Pháp có bị ảnh hưởng? -

Cảnh sát Pháp và lực lượng cứu thương đưa các nạn nhân ở khu vực Rue Bichat, quận 10 (Paris) rời khỏi hiện trường, sau khi khu vực này bị các tay súng tấn công đêm 13.11.

Trao đổi với phóng viên ngày 14.11, ông Nguyễn Nhật - Thứ trưởng Bộ Giao thông Vận tải, phụ trách lĩnh vực hàng không - cho biết, hiện tại chỉ có Hãng hàng không Vietnam Airlines có chuyến bay đường dài sang Pháp. Tuy nhiên, hiện nay các chuyến bay của hãng này đến Pháp vẫn hoạt động bình thường, không có chuyến bay nào bị trì hoãn vì sự cố trên.

“Số chuyến bay của Vietnam Airlines đến Pháp, chúng tôi chưa có thống kê cụ thể. Tuy nhiên để đảm bảo an toàn hàng không, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật tình hình từ Đại sứ quán Việt Nam tại Pháp. Khi có thông tin, chỉ đạo gì sẽ thông báo cho các hãng hàng không trong nước biết”, ông Nhật thông tin.

Theo CNN, Bộ Ngoại giao Pháp vừa cho biết, các sân bay sẽ vẫn mở cửa và các chuyến bay cũng như các chuyến tàu sẽ tiếp tục được vận hành. Trong khi đó, hãng hàng không lớn nhất thế giới (tính theo lượng khách) American Airlines có tuyên bố hoãn chuyến bay đến Paris do thủ đô của Pháp xảy ra tấn công đẫm máu hàng loạt, mặc dù các sân bay của Pháp vẫn mở cửa.

"Hiện sân bay quốc tế Charles de Gaulle (Paris) vẫn mở cửa. Tuy nhiên, chúng tôi đang trì hoãn các chuyến bay đến Paris của chúng tôi cho đến khi chúng tôi nhận được thêm thông tin", phát ngôn viên của American Airlines, Joshua Freed nhấn mạnh.

Theo Nguyễn Đức (danviet.vn

Liên tiếp nhiều vụ giết người và bắt cóc con tin đã xảy ra trong 3 ngày qua ở Pháp, khiến 20 người thiệt mạng, trong đó có 3 tay súng cực đoan Hồi giáo.
Ngày 1: Tấn công văn phòng tạp chí Charlie Hebdo

Sự việc xảy ra vào khoảng 11h30 giờ Paris ngày 7.1 (17h30 giờ Việt Nam) tại văn phòng tại chí châm biếm Charlie Hebdo, ngay trung tâm thủ đô Paris của nước Pháp. Hai kẻ khủng bố đã khống chế một nữ nhân viên tại đây, yêu dẫn lên văn phòng nơi các nhà báo của tạp chí đang có buổi họp hằng tuần. Sau đó, chúng hỏi tên và giết nhiều người theo kiểu hành quyết, trong đó có tổng biên tập Stephane Charbonnier. Trước đó, một nhân chứng kể lại rằng, đã nghe bọn khủng bố đã hét lên: “Chúng tôi báo thù cho tiên tri Muhammad”.

 Khủng bố ở Pháp: Nhìn lại 3 ngày chấn động - 1
 Cảnh sát phong tỏa hiện trường vụ xả súng - Ảnh: Reuters

Vụ tàn sát đẫm máu này diễn ra rất nhanh chóng và chuyên nghiệp. Sau đó, hai kẻ sát nhân chạy ra ngoài chiếc xe ô tô màu đen chờ sẵn và tẩu thoát. Trên xe lúc này còn có một đồng bọn của chúng là Mourad Hamyd (18 tuổi). Trên đường trốn chạy, chúng tiếp tục bắn chết một cảnh sát. Tiếp theo, chúng bỏ lại chiếc xe màu đen nói trên và đã cướp một chiếc ô tô màu xám hiệu Renault Clio của một người dân ở cảng Pantin rồi lái đi.

Tổng cộng 12 người đã thiệt mạng, trong đó có 2 cảnh sát.

Cảnh sát Pháp xác định 3 nghi phạm là Cherif Kouachi (32 tuổi), Said Kouachi (34 tuổi) và Mourad Hamyd (18 tuổi, người chờ ngoài xe khi 2 đồng phạm gây án). Không lâu sau đó, Hamyd đã ra đầu thú tại đồn cảnh sát ở Charleville-Mezieres, thuộc thị trấn Champagne, phía đông Pháp khi thấy tên mình xuất hiện trên truyền thông.

Lực lượng an ninh Pháp cũng đã huy động hàng chục ngàn cảnh sát cùng với trực thăng truy lùng bọn tội phạm. Cảnh sát có vũ trang di chuyển tới thành phố Reims sục sạo từng căn nhà, thậm chí trực thăng cũng càn quét liên tục ở các cánh rừng phía Đông để tìm dấu vết anh em nhà Kouachi.

Ngày 2: Thêm một cảnh sát bị giết trên phố Montrouge

Trong khi cảnh sát Pháp đang truy lùng anh em nhà Kouachi và chưa có kết quả, thì một vụ giết người lại xảy ra trên đường phố Montrouge, rìa phía đông Paris. Lần này, kẻ sát nhân được xác định là Amedy Coulibaly (32 tuổi), người có nhiều tiền án tiền sự trong đó có tội buôn ma túy.

1 nữ cảnh sát đã thiệt mạng.

Cũng trong buổi sáng cùng ngày, anh em nhà Kouachi đã bị phát hiện khi cướp xăng và thực phẩm ở phía bắc vùng Aisne. Trong khi đó cảnh sát chưa xác định được nơi ẩn náu của Coulibaly.

 Khủng bố ở Pháp: Nhìn lại 3 ngày chấn động - 2
 Một nhóm cảnh sát tham gia cuộc truy đuổi các nghi phạm vụ thảm sát tại Paris.

Lúc này, Chính quyền Pháp đã điều động thêm hơn 88.000 nhân viên an ninh làm nhiệm vụ canh gác, rà soát đường phố. Nước Anh cũng tăng cường an ninh tại nhiều cảng biển và vùng biên giới.

Ngày 3: Hai vụ bắt cóc con tin cùng lúc

Vào 8h30 ngày 9.1 giờ Paris (14h30 giờ Việt Nam), anh em nhà Kouachi đã bị phát hiện ở một khu công nghiệp thuộc thị trấn Dammartin-en-Goële, cách thủ đô Paris khoảng 30km về phía bắc. Theo lời kể của nhân chứng, có thể ông sẽ không nhận ra bọn khủng bố nếu chúng tôi nói câu “Chúng tôi không giết thường dân”. Người này cũng mô tả, bọn chúng được trang bị vũ khí giống như cảnh sát ưu tú.

Nhận được tin báo, cảnh sát Pháp đã vây ráp và ép hai kẻ khủng bố vào một xưởng in tại đây. Trên đường tháo chạy, chúng có bắt giữ một con tin. Lúc này, cảnh sát Pháp yêu cầu tất cả người dân ở yên trong nhà và các học sinh phải ở lại trường, bởi xung quanh đó có 1 trường tiểu học và 2 trường trung học. Giải pháp đưa mọi người ra khỏi khu vực nguy hiểm được tiến hành bằng những chiếc xe buýt.

 Khủng bố ở Pháp: Nhìn lại 3 ngày chấn động - 3
 Tòa nhà được cảnh sát Pháp xác định là có 2 kẻ sát nhân đang ẩn náu. Trước đó, 1 trong 3 kẻ khủng bố (người trẻ tuổi nhất) tham gia vụ thảm sát tại văn phòng tạp chí Charlie Hebdo đã ra đầu thú. Ảnh: Telegraph

5 tiếng sau khi giam chân anh em nhà Kouachi, một vụ bắt cóc khác lại xảy ra ở siêu thị Kosher phía đông Paris. Tay súng này đã bắt giữ hơn chục con tin và đưa ra yêu sách “phải thả tự do cho anh em nhà Kouachi nếu không sẽ giết con tin”. Trước đó, một vụ đọ súng đã xảy ra và truyền thông Pháp báo cáo có 2 người thiệt mạng, nhưng an ninh Pháp phủ nhận.

 Khủng bố ở Pháp: Nhìn lại 3 ngày chấn động - 4
 Cảnh sát bên ngoài siêu thị Kosher. - Ảnh: Telegraph

15h30 cùng ngày giờ Paris (21h30 giờ Việt Nam): Cảnh sát Pháp phát đi thông cáo báo chí về hai nghi can trong vụ bắt cóc này, gồm Amedy Coulibaly (32 tuổi) và Hayat Boumeddiene (nữ, 27 tuổi). Coulibaly chính là tay súng đã bắn chết một cảnh sát vào sáng sớm ngày hôm trước.

Đến chiều tối, cảnh sát đã đột kích vào nơi ẩn náu của 2 anh em nhà Kouachi, tiêu diệt chúng và giải thoát con tin thành công. Sau đó không lâu, Coulibaly cũng bị tiêu diệt, Boumeddiene trốn thoát, và 4 con tin đã thiệt mạng.

9 người đã thiệt mạng, trong đó có 3 tay súng cực đoan Hồi giáo đã gây ra chấn động trên nước Pháp trong suốt 3 ngày qua.

Đêm 9.11 giờ Paris (rạng sáng 10.1 theo giờ Việt Nam), nước Pháp lại chứng kiến vụ bắt cóc con tin thứ ba liên tiếp chỉ trong vòng một ngày sau khi một tay súng cố thủ bên trong một cửa hàng nữ trang với 2 con tin. Các quan chức thành phố Montpellier khẳng định, vụ bắt cóc con tin thứ ba này không liên quan đến khủng bố, và cũng không có bất cứ mối liên hệ nào với những sự kiện đầy kịch tính đã xảy ra ở thị trấn Dammartin-en-Goële và siêu thị Kosher. Hiện vẫn chưa có thông tin rõ ràng về vụ bắt cóc này.

Theo Ngọc Phạm (Telegraph, Gurdian

Một con tin bị thương được giải cứu trong nhà hát ở Paris (Pháp) đã mô tả đầy sợ hãi: "Chúng giết lần lượt từng người một”.
Hàng loạt vụ tấn công ở Paris đã làm ít nhất 142 người bị chết và rất nhiều khác bị thương. Con số thương vong tiếp tục tăng lên.
  Con tin vụ tấn công ở Pháp: Chúng giết từng người một

 Con tin vụ tấn công ở Pháp: Chúng giết từng người một 

 Con tin vụ tấn công ở Pháp: Chúng giết từng người một

 Một người đàn ông ở nhà hát Bataclan tại Paris (Pháp) nói rằng những con tin bị bọn khủng bố “xử tử từng người một”.

Benjamin Cazenoves, một trong những con tin được cứu khỏi nhà hát Bataclan đăng một dòng trạng thái đầy sợ hãi lên tài khoản cá nhân: “Tôi vẫn ở nhà hát Bataclan. Tầng 1. Đau đớn quá! Vẫn còn người kẹt lại bên trong. Chúng đang giết từng người. Từng người một”.
  Con tin vụ tấn công ở Pháp: Chúng giết từng người một

Dòng trạng thái của Benjamin Cazenoves trên Facebook.

Sau đó trên Facebook anh này là một dòng ngắn ngủi: “Vẫn còn sống. Chỉ bị thương…Xác chết…Tử thi ở khắp mọi nơi”.

Cảnh sát Pháp cho hay, có ít nhất 6 vụ xả súng và 3 vụ nổ đã xảy ra tại thủ đô Paris đêm 13.11. Một số các tay súng tấn công vào nhà hàng Petit Cambodge ở Quận 11 khiến ít nhất 4 người thiệt mạng và 7 người khác bị thương.

Một vụ tấn công bằng súng khác diễn ra tại trung tâm nghệ thuật Bataclan, cách văn phòng cũ của tạp chí biếm họa Charlie Hebdo khoảng 200 m. Ít nhất 15 người đã thiệt mạng.

  Con tin vụ tấn công ở Pháp: Chúng giết từng người một


 Một cảnh sát canh giữ khu vực xung quanh nhà hàng “Le Petit Cambodge” bị tấn công đêm qua 13.11 ở Paris.
  Con tin vụ tấn công ở Pháp: Chúng giết từng người một
Địa điểm khủng bố tại Pháp

Cùng thời điểm đó, 3 vụ nổ xảy ra bên ngoài một quán bar gần sân vận động Stade de France, nơi đội bóng đá Pháp đang đấu với đội Đức trên sân nhà, khiến ít nhất 3 người thiệt mạng. Tổng thống Francois Hollande cũng tới xem trận đấu này. Mật vụ đã hộ tống ông tới nơi an toàn.​

Theo Quang Minh – Daily Mail (danviet.vn

Nước Pháp một lần nữa lại rung chuyển vì một vụ tấn công khủng bố đẫm máu nhằm vào nhiều địa điểm ở thủ đô Paris. Cảnh tượng hỗn loạn này là ký ức kinh hoàng đối với những nhân chứng có mặt tại hiện trường.
Tính đến thời điểm hiện tại, ít nhất 153 người đã thiệt mạng trong các nổ và xả súng liên tiếp tại trung tâm thủ đô Paris trong đêm 13/11. Tình trạng khẩn cấp đã được ban bố và toàn bộ biên giới đã bị đóng cửa. Người dân Paris lại có một đêm không ngủ vì vụ khủng bố chấn động.

Julian Peace, phóng viên của kênh truyền hình Europe 1, người có mặt bên trong nhà hát Bataclan, cho biết anh nhìn thấy 2 hoặc 3 người không đeo mặt nạ xông vào nhà hát và xả súng vào đám đông. Loại súng chúng sử dụng có thể là súng tự động AK-47.

“Những kẻ tấn công đã điên cuồng xả súng trong suốt 10-15 phút. Trong khoảng thời gian này, chúng có thể đã nạp đạn 2 đến 3 lần. Tôi không thể nghe thấy gì khác ngoài tiếng súng nổ và tiếng đám đông kêu gào”, anh Peace cho biết.

Tuy nhiên, theo một nhân chứng khác có mặt tại hiện trường, anh nghe thấy các tay súng hét lên “Allahu Akbar” trong khi liên tục xả súng vào các nạn nhân.

Buổi hòa nhạc tại nhà hát Bataclan lẽ ra đã là một kỷ niệm đáng nhớ đối với Marc Coupris và 15 người bạn. Họ cùng nhau tới Paris để xem ban nhạc Mỹ Eagles of Death Metal trình diễn. Thế nhưng sự việc lại trở thành cơn ác mộng đối với Coupris.

“Nhà hát Bataclan lúc đó như một chiến trường, máu và thi thể ở khắp mọi nơi. Tất cả mọi người đều nằm rạp xuống đất và giữ yên lặng. Có khoảng 2 kẻ xả súng từ ban công. Chúng tôi không biết đã nằm như vậy bao lâu, thời gian lúc ấy dài như vô tận. Tôi đã nghĩ đó là những giây phút cuối cùng của cuộc đời mình. Tôi vô cùng hoảng sợ, đã có quá nhiều người chết”, ông Coupris kể lại.

Rất nhiều người đến nhà hát Bataclan tối qua với mong muốn được thưởng thức những màn trình diễn bất ngờ và đặc sắc. Không ai trong số họ ngờ được mình phải chứng kiến một vụ việc kinh hoàng có thể ám ảnh họ suốt đời.

“Buổi hòa nhạc vừa mới bắt đầu. Tôi đang đứng giữa đám đông và bỗng nghe thấy tiếng gì đó rất lớn như tiếng súng nổ. Tôi nghĩ đó là một phần của buổi biểu diễn, rất nhiều người có thể cũng đã nghĩ như vậy. Khung cảnh lúc đó giống như trong một bộ phim hành động. Thật kinh khủng”, Jérome Bouce kể lại với chiếc áo sơ mi trắng dính đầy máu.

Trong khi đó tại sân vận động Stade de France, phóng viên ảnh thể thao Xavier Barret đang xem trận bóng đá giữa Pháp và Đức cùng với những đứa con của mình. Khi trận đấu diễn ra được 20 phút, một tiếng nổ lớn vang lên và tiếp đó là một tiếng nổ nữa sau đó khoảng 3 phút.

“Sự việc bắt đầu trở nên hỗn loạn khi mọi người nghe thấy những tiếng nổ và biết tin về vụ xả súng ở nhà hát Bataclan. Khán giả tràn xuống sân cỏ do lo sợ trên khán đài có bom”, anh Barret cho biết.

Ít nhất có 4 người chết và 11 người nguy kịch tại sân vận động Stade de France.

“Tôi chưa từng trải qua điều gì khủng khiếp hơn thế này. Tôi gần như chết đứng trong vài phút. Tôi và con trai mình cố gắng giúp đỡ những nạn nhân và tôi không thể kìm lòng khi thấy có quá nhiều người bị thương nằm la liệt. Họ kêu khóc vì đau, vì sợ và có thể nhiều người trong số họ đã mất người thân”, một phụ nữ có mặt tại hiện trường cho biết.

Theo giới chức an ninh Pháp, ít nhất 4 kẻ tấn công đã bị tiêu diệt. Ba kẻ tấn công được cho là đã tự cài bom vào người để tiến hành tấn công liều chết. Truyền thông Pháp cho biết có thể còn nhiều tay súng khác và cảnh báo người dân Paris không nên ra ngoài trong thời điểm này. Hiện lực lượng an ninh Paris đang nỗ lực cứu chữa cho các nạn nhân và chuyển thi thể ra khỏi hiện trường.

Nhật Minh

Thi thể các nạn nhân nằm la liệt tại hiện trường các vụ nổ và xả súng ở thủ đô Paris vào tối qua. Ít nhất 170 người đã thiệt mạng trong các vụ tấn công liên hoàn. Một bầu không khí sợ hãi đang bao trùm khắp thủ đô của nước Pháp.
 >> Tấn công khủng bố rung chuyển Paris, 142 người chết

Hàng loạt vụ tấn công gây rung chuyển Paris, ít nhất 170 người chết
Hiện trường vụ khủng bố gây rung chuyển Paris, ít nhất 150 người chết



Cảnh náo loạn trên sân vận động Stade de France (Ảnh: BBC)
Hiện trường vụ khủng bố gây rung chuyển Paris, ít nhất 150 người chết


Hiện trường vụ khủng bố gây rung chuyển Paris, ít nhất 150 người chết

Ít nhất 60 người thiệt mạng trong các vụ xả súng tại trung tâm Paris (Ảnh: AP)



Hiện trường vụ khủng bố gây rung chuyển Paris, ít nhất 170 người chết

Một cảnh sát tại hiện trường (Ảnh: DailyMail)


Hiện trường vụ khủng bố gây rung chuyển Paris, ít nhất 170 người chết



Các thi thể nạn nhân trong vụ xả súng (Ảnh: DailyMail)







Hàng loạt người phải sơ tán cùng cảnh sát (Ảnh: EPA)


Hiện trường vụ khủng bố gây rung chuyển Paris, ít nhất 170 người chết

Một cảnh hỗn loại trong các vụ xả súng ngày hôm qua tại Paris (Ảnh: AFP)


Hiện trường vụ khủng bố gây rung chuyển Paris, ít nhất 170 người chết

Đường phố Paris náo loạn vì xả súng khủng bố (Ảnh: DailyMail)


Một tay súng hô Allah Akbar, kẻ này được cho là bắt 100 người làm con tin tại nhà hát Bataclan, Paris (Ảnh: EPA)


Một tay súng hô "Allah Akbar", kẻ này được cho là bắt 100 người làm con tin tại nhà hát Bataclan, Paris